Tết Nguyên Đán là dịp lễ lớn nhất trong năm mang ý nghĩa sâu sắc, gắn liền với nền văn hóa và tâm hồn người Việt. Đây là lúc mọi gia đình sum họp, tưởng nhớ tổ tiên và đón chào năm mới. Nhưng bạn đã bao giờ tự hỏi, nguồn gốc Tết Nguyên Đán đến từ đâu và tại sao lại trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người Việt? Hãy cùng Travel One khám phá về những giá trị văn hóa trong dịp lễ này.
1. Tết nguyên đán là gì?
Tết nguyên đán là lễ hội truyền thống lớn nhất của người Việt còn được biết đến với các tên gọi như tết ta, tết âm lịch hay đơn giản là tết.
Từ “tết” là cách phát âm theo tiếng Hán Việt của chữ “tiết”, “nguyên” theo chữ Hán có nghĩa là sự khởi đầu và “đán” là buổi sáng sớm. Do đó, đọc chính xác phiên âm là Tiết Nguyên Đán.
2. Thời Gian Tết Được Tính Như Thế Nào?
Nguồn gốc Tết Nguyên Đán bắt nguồn từ cách tính lịch âm của người Á Đông, với thời điểm thường muộn hơn so với Tết Dương lịch. Do đặc điểm của lịch Âm, quy định ba năm nhuận một tháng, ngày đầu tiên của Tết Nguyên Đán luôn nằm trong khoảng từ ngày 21/01 đến 19/02 Dương lịch.
Mỗi năm, không khí lễ hội này bắt đầu từ những ngày cuối cùng của năm cũ và kéo dài qua những ngày đầu tiên của năm mới, thường bao gồm khoảng từ ngày 23 tháng Chạp đến mùng 7 tháng Giêng. Đây là giai đoạn mà mọi người cùng nhau chuẩn bị, tổ chức các nghi lễ truyền thống, và tận hưởng niềm vui đầu xuân.
Nguồn: Canva
3. Nguồn Gốc Tết Nguyên Đán
Tết Nguyên Đán bắt nguồn từ văn hóa lúa nước. Theo các tài liệu lịch sử, nguồn gốc Tết Nguyên Đán của người Việt được định hình từ triều đại Hùng Vương, gắn liền với tín ngưỡng nông nghiệp và sự tôn kính dành cho đất trời, tổ tiên. Người xưa chọn ngày Tết để cầu mong một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, đồng thời tạ ơn những điều tốt lành trong năm cũ.
Bên cạnh yếu tố nông nghiệp, Tết Nguyên Đán còn phản ánh phong tục cổ truyền như thờ cúng ông bà, xông đất, hái lộc. Những phong tục này không chỉ gắn liền với tín ngưỡng mà còn thể hiện triết lý sống hướng thiện, đề cao sự đoàn viên và bình an. Nguồn gốc Tết Nguyên Đán đã tồn tại hàng thế kỷ và là minh chứng cho sự trường tồn của các giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam.
4. Ý nghĩa của Tết trong đời sống người Việt
Tết Nguyên Đán là lễ hội truyền thống đặc biệt đối với người Việt Nam, không chỉ đánh dấu sự chuyển giao giữa năm cũ và năm mới theo Âm lịch, mà còn mang ý nghĩa sâu sắc về tâm linh và văn hóa.
Dù bận rộn với công việc hay sinh sống ở bất kỳ nơi nào, mỗi người con đều mong muốn được trở về quê hương, sum họp bên mái ấm gia đình trong những ngày Tết.
Khoảnh khắc cả nhà quây quần, cùng nhau thắp nén hương dâng lên bàn thờ tổ tiên để tỏ lòng biết ơn không chỉ là một nét đẹp truyền thống thiêng liêng mà còn là một chuyến hành hương trở về với cội nguồn. Nguồn gốc Tết Nguyên Đán chính là cầu nối cho sự đoàn kết và tình cảm gia đình bền chặt.
Từ bao đời nay, phong tục trở về nhà vào dịp Tết đã trở thành nếp sống đẹp, thể hiện rõ nét tinh thần hướng về tổ tiên và gìn giữ tình cảm gia đình. Những ngày đầu xuân không chỉ tràn ngập niềm vui mà còn đong đầy hạnh phúc.
5. Các hoạt động ngày Tết
Dọn nhà: Trước Tết, các gia đình Việt thường tất bật dọn dẹp. Dọn dẹp nhà cửa được xem như cách để xua đi những điều không may mắn của năm cũ, chuẩn bị đón nhận những điều tốt đẹp trong năm mới.
Dọn nhà đón tết. Nguồn: Canva
Tảo mộ: người Việt thường đi tảo mộ để thắp hương, lau mộ cho ông bà, tổ tiên, bày tỏ lòng thành kính và biết ơn. Đây là một phần quan trọng trong phong tục cổ truyền, phản ánh đạo lý "uống nước nhớ nguồn" của dân tộc.
Cúng giao thừa: theo phong tục cổ truyền đây là nghi thức thiêng liêng không thể thiếu, các gia đình chuẩn bị mâm cỗ gồm các món ăn truyền thống như bánh chưng, gà luộc, xôi gấc,.... để dâng lên ông bà tổ tiên.
Xông đất: Theo quan niệm dân gian, người đầu tiên bước vào nhà trong ngày mùng 1 sẽ ảnh hưởng đến vận may và tài lộc của gia đình trong suốt cả năm. Gia chủ thường chọn những người hợp tuổi, có tính cách vui vẻ, hòa đồng để mang lại may mắn và thịnh vượng.
Chúc tết: khi mọi người dành cho nhau những lời chúc tốt đẹp nhất. Trẻ nhỏ thường nhận được phong bao lì xì đỏ từ người lớn, tượng trưng cho sự may mắn.
Chưng hoa: Chợ hoa xuân là một trong những điểm nhấn đặc biệt trong dịp Tết Nguyên Đán. Các gia đình thường ghé thăm các chợ hoa để chọn những loại hoa mang ý nghĩa tốt lành như hoa mai, hoa đào, cúc mâm xôi hay cây quất. Hoa không chỉ làm đẹp cho ngôi nhà mà còn mang lại sức sống, năng lượng tích cực cho năm mới.
Quây quần bên nhau: Tết Nguyên Đán không thể thiếu hình ảnh các gia đình quây quần bên nhau gói bánh chưng, bánh tét. Mang ý nghĩa gắn kết giữa các thành viên trong gia đình. Những chiếc bánh chưng, bánh tét xanh vuông vắn tượng trưng cho sự đủ đầy, hòa hợp của đất trời và con người, giúp lưu giữ và truyền lại giá trị văn hóa cho thế hệ mai sau.
Cả nhà quây quần bên nhau vào dịp tết. Nguồn: Canva
Kết Luận
Tết Nguyên Đán không chỉ là dịp lễ hội truyền thống lớn nhất của người Việt mà còn là biểu tượng của sự đoàn viên, khởi đầu mới và niềm hy vọng. Từ những phong tục đẹp, ý nghĩa như dọn nhà, xông đất, chúc Tết đến việc giữ gìn các giá trị truyền thống như thờ cúng tổ tiên, tất cả đều phản ánh sự trường tồn và ý nghĩa sâu sắc của nguồn gốc Tết Nguyên Đán.
Viết bình luận